Nhật Bản được mệnh danh là "xứ sở mì" nhờ sự phong phú và đa dạng của các món mì truyền thống. Mì Nhật Bản thường được kết hợp với nhiều loại topping cùng nước dùng thơm ngon đậm đà, tạo ấn tượng mạnh mẽ với những "người chơi hệ sợi". Từ hương vị tinh tế của Udon và Somen cho đến sự thanh tao của Soba hay sự đậm đà của Ramen, mỗi loại mì đều mang trong mình một câu chuyện văn hóa và hương vị đặc trưng. Cùng Megabuy khám phá 5 món mì Nhật Bản thơm ngon mà bạn nên thưởng thức trong bài viết này nhé.
Mì Ramen bắt đầu phổ biến ở Nhật Bản từ năm 1910 và nhanh chóng trở thành niềm tự hào về ẩm thực của người dân xứ sở hoa anh đào. Mì Ramen có cấu trúc đàn hồi, thường được làm từ bột mì, muối, kansui tạo nên những sợi mì khá mảnh, xoăn nhẹ và tạo cảm giác dai dai khi ăn. Nước dùng có thể được làm từ xương heo, gà, cá hoặc rau củ, thường được nêm nếm bằng nước tương, miso hoặc muối. Các món topping phổ biến bao gồm thịt heo chà bông (chashu), trứng luộc (ajitsuke tamago), hành lá, tảo biển (nori) và rau củ quả. Mì Ramen có các biến thể như:
Mì Ramen thường được ăn kèm với các loại gia vị như tiêu, tương ớt, và giấm tùy theo sở thích. Món mì này đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản và được yêu thích trên toàn thế giới. Ở Nhật Bản, bạn có thể tìm thấy Ramen tại các nhà hàng chuyên biệt (ramen-ya), các quán ăn nhanh hoặc chuỗi cửa hàng tiện lợi.
Udon là món mì nổi tiếng không kém Ramen trong văn hoá ẩm thực Nhật Bản. Đây là món mì dễ nhận biết với sợi mì to, khá dày, hơi vuông và có màu trắng đục. Mì Udon có kết cấu dai, vị nhạt, thường được ăn kèm với nước dùng nấu từ nước tương, dashi (nước dùng từ cá bào và rong biển) và mirin (rượu gạo ngọt). Các loại mì Udon phổ biến có thể kể đến là:
Thông thường, vào những ngày hè oi bức, mì Udon lạnh kết hợp với rau cải, dưa leo là lựa chọn lý tưởng nhất. Trong khi đó, vào mùa đông, mì Udon nóng với giấm và lòng đỏ trứng gà lại được ưa chuộng hơn cả. Khi ăn, người Nhật thường thêm các loại gia vị như tiêu, ớt bột, hoặc mù tạt để tăng hương vị. Udon là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Nhật Bản và có mặt ở hầu hết các vùng miền. Mỗi vùng sẽ có cách chế biến udon khác nhau như vùng Kansai (Osaka, Kyoto) thích nước dùng nhẹ nhàng và trong hơn, trong khi vùng Kanto (Tokyo) lại yêu thích nước dùng đậm đà.
Mì Soba có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá của người Nhật. Vào đêm giao thừa, người Nhật thường ăn Toshikoshi Soba để cầu mong sự trường thọ và may mắn trong năm mới. Theo truyền thống, sợi mì dài của soba tượng trưng cho sự trường thọ, trong khi tính mềm dẻo của mì thể hiện khả năng vượt qua khó khăn. Mì Soba được làm từ bột kiều mạch (buckwheat) và có thể kết hợp với bột mì. Mì Soba có màu nâu sẫm hoặc xám, thường mảnh hơn mì Udon. Sợi mì dai nhẹ và có hương vị bùi bùi của kiều mạch. Về dinh dưỡng, mì Soba chứa nhiều chất xơ, protein và các khoáng chất như magiê và mangan. Đây là lựa chọn bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.Một số loại mì Soba phổ biến bao gồm:
Mì Soba có thể được ăn nóng hoặc lạnh, tùy thuộc vào thời tiết và sở thích cá nhân. Soba lạnh phổ biến vào mùa hè, trong khi Soba nóng thường được ưa chuộng vào mùa đông. Nước chấm cho soba lạnh thường được nêm nhẹ để không làm mất đi hương vị tinh tế của mì, trong khi nước dùng cho soba nóng có hương vị thanh mát và nhẹ nhàng.
Mì Somen hay còn gọi là mì máng tre là món ăn được yêu thích vào mùa hè tại Nhật Bản. Mì Somen có sợi mì rất mỏng, đường kính chỉ khoảng 1mm, làm từ bột mì, nước và muối. Nhờ độ mỏng và dai, mì Somen có thể chín rất nhanh khi chế biến. Về kết cấu, sợi mì trơn láng và mịn, thích hợp cho những món ăn nhẹ và thanh đạm. Mì Somen có hàm lượng calo thấp, khi kết hợp với các loại rau, đậu hũ, hoặc thịt, món ăn sẽ trở nên cân đối và bổ dưỡng hơn. Các món ăn từ mì Somen có thể kể đến là:
Nhiều vùng ở Nhật Bản có phong tục ăn Somen vào dịp lễ hội mùa hè để mang lại may mắn và bình an. Sự xuất hiện của Somen trên bàn ăn cũng tượng trưng cho sự đơn giản, tinh tế và thanh thoát trong phong cách ẩm thực Nhật Bản.
Mì Shiratakiđược làm từ rễ của cây konjac (còn gọi là khoai nưa hay cây ngưu bàng). Loại mì này nổi tiếng với hàm lượng calo rất thấp, gần như không có carbohydrate và thường được sử dụng trong các chế độ ăn kiêng low-carb, keto hoặc thực đơn lành mạnh. Sợi mì trong suốt giống thạch rau câu tạo sự đẹp mắt cho món ăn. Kết cấu của mì dai, giòn nhẹ và hơi trơn, khác biệt so với các loại mì làm từ bột mì thông thường. Mì Shirataki có thể được chế biến theo một số cách sau đây:
Ngày nay, với xu hướng ăn uống lành mạnh ngày càng trở nên phổ biến, mì Shirataki được nhiều người ưa chuộng bởi các lợi ích cho sức khoẻ như giảm cân và hỗ trợ tiêu hoá.
Trên đây là 5 món mì Nhật Bản thơm ngon mà bạn nên thưởng thức do Megabuy đề xuất và chia sẻ. Hi vọng thông tin về các loại mì trứ danh sẽ mang đến cho bạn nguồn cảm hứng khám phá văn hoá ẩm thực Nhật Bản. Đừng quên truy cập chuyên mục Đời sống để cập nhật những bài viết thú vị tiếp theo nhé.